Hộp số vô cấp ngày càng xuất hiện nhiều trên các mẫu xe tại Việt Nam. Mẫu xe đầu tiên được người tiêu dùng Việt Nam biết đến với dạng hộp số này là Mitsubishi Lancer Gala 1.6 khoảng hơn 10 năm trước. Những mẫu xe gần đây được trang bị hộp số vô cấp như Toyota Atlis, Mitsubishi Mirage, Subaru Forester, Subaru XV...
Hộp số biến thiên vô cấp CVT không sử dụng các cơ cấu bánh răng để thay đổi tỷ số truyền mà sử dụng cơ cấu puli (ròng rọc) và dây đai truyền. Điều này cho phép sự thay đổi vô cấp và liên tục giữa giới hạn thấp nhất và cao nhất mà không có sự tách biệt riêng rẽ các vị trí số.
Về cách thức sử dụng, hộp số vô cấp có cách sử dụng tương tự như hộp số tự động với các ký hiệu số, cách chuyển số tương tự.
Ưu điểm của hộp số vô cấp
- Đều đặn, tăng tốc không ngừng từ lúc đang đứng yên cho đến khi đạt tốc độ bình thường. Chấm dứt tình trạng "shift-shock" (hẫng) khi vào số, làm cho xe chuyển động êm ái hơn.
- Thích ứng tốt hơn với sự thay đổi trạng thái, như khi tăng giảm ga và vận tốc. Không còn tình trạng "đuối" số khi xe giảm tốc, đặc biệt là lúc lên dốc.
- Giảm thất thoát lực so với hộp số tự động thông thường, tăng tốc nhanh hơn.
- Kiểm soát tốt hơn mức độ tiêu thụ nhiên liệu của động cơ. Kiểm soát tốt hơn về khí thải.
Nhược điểm của hộp số vô cấp
- Nhược điểm lớn nhất của loại hộp số này là phạm vi công suất bị giới hạn khả năng tải của dây đai, CVT là không chịu được mô-men xoắn cao, do đó không ứng dụng được với xe thể thao
- Độ bền và tuổi thọ của dây đai chưa cao
Các bác đang sử dụng xe hộp số vô cấp cho thêm ý kiến nhé
0 nhận xét:
Đăng nhận xét